Cách chăm sóc lan “chuẩn” giúp cây sinh trưởng tốt và cho hoa đẹp

Cách chăm sóc lan “chuẩn” giúp cây sinh trưởng tốt và cho hoa đẹp

Nguồn gốc của cây phong lan thường xuất phát từ rừng nên việc chăm sóc nên được đầu tư kỹ càng. Cách chăm sóc lan cần đảm bảo hài hòa giữa nhiều yếu tố để cây phát triển ổn định, hoa nở đẹp. Chi tiết có thể tham khảo chia sẻ của Vườn Nhà Ta qua bài viết.

Tạo điều kiện để lan phát triển tốt nhất

Cách chăm sóc lan tốt nhất là tạo ra một môi trường lý tưởng để cây sinh trưởng và phát triển.

Chậu trồng cần thoát nước tốt

Chậu trồng lan phải được thiết kế với lỗ thoát nước để không làm ứ đọng nước ở chậu. Lan rất dễ bị úng rễ và chết nếu không được thoát nước.

Chậu trồng cần thoát nước tốt

Giá thể cho cây lan

Các loại giá thể phổ biến để trồng lan là rêu hoặc vỏ cây. Vỏ cây là loại giá thể có tính thoát nước cao, chống ngập úng nhưng dễ bị phân hủy. Ưu điểm của rêu là duy trì độ ẩm cao hơn nhưng yêu cầu kỹ thuật tưới nước cẩn thận hơn. Hiện nay, người ta thường sử dụng than gỗ, vỏ lạc, xơ dừa… để trồng lan.

Giá thể cho cây lan

Với than gỗ, bạn nên chia khúc và ngâm nước rồi phơi khô cho sạch sẽ. Với xơ dừa, cần tách nhỏ cho vụn ra, ngâm nước trong một tuần để loại bỏ muối và tanin bên trong. Chia xơ dừa thành từng khúc như than gỗ, ngâm qua nước vôi 5% để loại trừ những mầm bệnh.

Nhiệt độ lý tưởng

Cách chăm sóc lan cần đảm bảo nhiệt độ lý tưởng để cây sinh trưởng và phát triển. Mức nhiệt có thể sẽ chênh lệch tùy vào từng loại lan bạn trồng. Nhưng đa phần, bạn nên duy trì nền nhiệt trung bình từ 16 độ trở lên.

Môi trường không khí

Không giống như những loại cây cảnh trồng đất, cây lan cần có không khí để duy trì bộ rễ khỏe mạnh. Hãy đảm bảo khu vực trồng lan thoáng đãng, có gió tự nhiên thổi nhẹ.

Nếu thời tiết không có gió, có thể mở quạt trần hoặc quạt chế độ quay chậm để tạo luồng không khí lưu thông cho cây.

Đảm bảo lượng ánh sáng vừa đủ

Mặc dù là loài ưa sáng, song cây lan sẽ phát triển kém nếu bị ánh sáng trực tiếp mạnh chiếu vào. Do đó, hãy đặt các chậu lan của bạn ở hướng đông hoặc nam để cây nhận ánh sáng với cường độ vừa đủ.

Nhiệt độ và ánh sáng cho cây

Nếu bạn đang trồng lan ở ban công, sân thượng hướng tây nhiều nắng thì nên sử dụng bạt, phông che để hạn chế bớt ánh nắng trực tiếp.

Tất tần tật về cách chăm sóc lan

Cách chăm sóc lan khá dễ dàng với người đã có kinh nghiệm. Tuy nhiên, với những ai chưa thực sự am hiểu về dòng cây cảnh này, việc chăm sóc để chúng luôn ra hoa đẹp, phát triển tốt không hề đơn giản.

Chăm sóc lan cần đảm bảo các yếu tố quan trọng được liệt kê sau đây:

Ánh sáng

Ánh sáng là một trong những nhân tố quyết định lan có sinh trưởng tốt và cho hoa đẹp hay không. Nếu thiếu sáng, cây dễ bị ốm yếu, lá thẫm và thường bị sâu bệnh hại.

Ngược lại, nếu dư sáng, cây lan sẽ bị bệnh nhăn và vàng lá. Đặc biệt, hoa sẽ nở sớm hơn, khiến hình thức hoa không được đẹp.

Nên đảm bảo lượng ánh sáng phù hợp tùy vào giai đoạn phát triển của lan. Tùy vào đặc tính chịu nắng của từng loại mà cân nhắc ánh sáng như: Lan vanda chịu được 70% nắng, lan hồ điệp chịu được 30% nắng…

Đối với lan từ 0 – 10 tháng tuổi, chỉ nên điều chỉnh độ sáng khoảng 50%. Lan từ 12 – 18 tháng tuổi cần lượng ánh sáng khoảng 70% và ở độ tuổi ra hoa, lan sẽ cần nhiều ánh sáng hơn.

Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố cần được xem trọng trong cách chăm sóc lan. Bổ sung dinh dưỡng cho lan bằng cách bón phân cực kỳ cần thiết, nhất là đối với những loại lan ưa dinh dưỡng.

Cây lan khi được thỏa mãn đầy đủ về mặt dinh dưỡng sẽ sinh trưởng ổn định, lá xanh, thân to mập và cho hoa cực đẹp.

Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây

Tựu trung, các loại lan cần bổ sung khoảng 13 hoạt chất dinh dưỡng thuộc các nhóm vi lượng, đa lượng và trung lượng. Đa lượng gồm các dinh dưỡng chính như Lân, Đạm, Kali. Nhóm trung lượng gồm các dinh dưỡng như Magie, Lưu huỳnh, Canxi. Vi lượng là nhóm gồm các dinh dưỡng như Sắt, Đồng, Kẽm, Bo, Mangan, Clo.

Việc không đảm bảo được lượng dinh dưỡng cân đối các nhóm chất cho lan sẽ khiến cây không thể phát triển tối ưu. Mặc dù cần phân bón, nhưng lan cũng không chịu được nồng độ phân bón quá lớn.

Lời khuyên là nên bón phân qua lá cho lan để đạt hiệu quả tối đa. Sử dụng các phân bón dạng dung dịch, bón cho cây trung bình lần/tháng. Không nên bổ sung nước khi mới bón phân khoảng vài ngày. Vì điều này có thể khiến các chất dinh dưỡng trong phân bón bị trôi đi.

Bón phân cho lan cần tập trung vào từng giai đoạn như: Giai đoạn thân lá sinh trưởng mạnh (cần nồng độ đạm cao, kali và lân thấp), giai đoạn trước khi trổ hoa (cần nồng độ kali và lân cao, đạm thấp), giai đoạn hoa nở (cần nồng độ kali cao, đạm và lân thấp).

Tưới nước

Các loại lan rừng khi được đưa về trồng cảnh thường rất khó để điều chỉnh lượng nước sao cho phù hợp. Bởi ở tự nhiên, nhiệt độ thường rất mát, độ ẩm cao nên lan rất cần nước. Để cây thiếu nước sẽ khiến chúng bị thối đọt, khô héo, thân teo…

Nước tưới lan phải là nước sạch, không bị nhiễm bẩn, phèn và mặn. Khoảng pH phù hợp nhất cho dòng cây này là từ 5 – 6. Nên tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc đầu giờ chiều. Không nên tưới vào buổi trưa nắng sẽ không tốt cho sự hấp thu nước và phát triển của cây.

Tưới nước

Cứ vài ngày, bạn nên kiểm tra độ ẩm của đất bằng cách lấy ngón tay chọc nhẹ xuống giá thể. Nếu khi rút ra vẫn cảm nhận được độ ẩm nhất định thì nên bổ sung nước với lượng ban đầu ít, sau đó tăng lên dần. Bạn có thể tưới lan vài lần/tuần hoặc nhiều hơn tùy vào thời tiết, độ ẩm và khả năng thoát nước của giá thể.

Sử dụng loại chậu trong suốt giúp bạn dễ dàng xác định thời điểm nên tưới lan hay chưa. Nếu quan sát thấy nước không còn bên trong chậu thì đã đến lúc phải bổ sung.

Xem thêm: Điểm danh 20+ các loại hoa lan quý và đẹp tại Việt Nam

Độ ẩm

Độ ẩm lý tưởng nhất trong cách chăm sóc lan là từ 40 – 60%. Đầu tư một thiết bị đo độ ẩm để kiểm tra chính xác nhất. Nếu dưới 40%, hãy sử dụng những bình xịt dạng phun sương để phun lên toàn bộ cây lan và giá thể. Trung bình mỗi ngày/lần.

Nếu cao hơn 60%, nên dùng thiết bị hút ẩm đặt ở khu vực trồng làn để hạn chế nấm mốc và vi khuẩn gây bệnh sinh sôi.

Cắt tỉa

Cắt tỉa là một công đoạn quan trọng trong cách chăm sóc lan. Mỗi cành hoa lan sẽ không nở quá một lần hoa, ngoại trừ một số dòng lan đặc biệt như lan hồ điệp.

Với lan hồ điệp, bạn có thể tỉa đi cành hoa bên trên hai mắt cuối cùng của cành nếu hoa đã tàn. Còn đối với những dòng lan có thân bẹ thì tỉa cành ngay bên trên củ.

Ngoài hai dòng lan trên, với những dòng lan khác thì có thể tỉa cành sát xuống chân giá thể là tốt nhất.

Kỹ thuật cho lan ra hoa đẹp

Nhiều người rất quan tâm đến kỹ thuật làm thế nào để cây phong lan cho ra hoa đều và đẹp. Để làm được điều này, cần đảm bảo hài hòa giữa nhiều yếu tố như nhiệt độ, lượng nước, ánh sáng, dinh dưỡng… Nếu đã đảm bảo được các yếu tố này mà lan vẫn không ra hoa ở giai đoạn ra hoa thì có thể sử dụng dung dịch kích thích chuyên dụng.

Một số loại dung dịch đang cung cấp trên thị trường có thể tham khảo như:

Ethrel: Đây là loại thuốc có công dụng thúc đẩy quá trình ra hoa của cây lan và những thực vật có hoa khác. Thuốc được viện sinh học khuyên dùng.

Dekamon 22.43L: Đây là loại thuốc có khả năng kích thích sinh trưởng ở những dòng lan. Góp phần giúp cây nhanh ra rễ và cả ra hoa nữa đấy.

Ngoài ra còn một số thuốc khác như: siêu lân, đạm cá humic, dịch chuối trứng, chế phẩm đậu tương, GE nha đam, GE chuối…

Xử lý sâu bệnh trên cây phong lan

Để phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lan. Ban đầu nên chọn những giống lan khỏe mạnh, không chứa các mầm bệnh. Đồng thời, hãy thường xuyên quan sát và làm vệ sinh sạch sẽ khu vực trồng lan. Các loại giá thể trồng lan cũng cần được diệt khuẩn, diệt nấm, sâu bệnh trước khi đem vào trồng.

Xử lý sâu bệnh và bón phân

Khi trồng lan, bạn cần tìm hiểu cách trị những loại sâu bệnh thường gặp như:

  • Bệnh đen thân: Bệnh này thường do Fusarium – một loại nấm gây nên. Điều trị bệnh đen thân trên cây phong lan bằng cách tách riêng cây bệnh. Sau đó, nhúng cây vào các thuốc tiêu diệt nấm như Zin, Carbenzim, Benlat 1/2000, Zineb 3/2000, Bendazol.
  • Bệnh đốm lá: Bệnh thường bị nấm Cercospora gây nên. Bệnh đốm lá thường gặp ở cây phong lan vào mùa mưa, độ ẩm cao. Điều trị bằng cách phun thuốc diệt trừ nấm.
  • Bệnh thán thư: Bệnh thán thư do một loại nấm có tên Colletotrichum sp gây nên. Khắc phục bằng cách tỉa hết những lá vàng. Đồng thời, sử dụng các thuốc BVTV như Carbenzim, Thio-M để phun mỗi ngày/lần.
  • Bệnh đốm vòng: Bệnh thường xuất hiện ở những lá già, lá bánh tẻ có hình mắt cua, đốm li ti, có gờ nổi màu nâu xung quanh khiến lá rụng nhanh. Khắc phục bằng cách phun thuốc score 250 ND hoặc Topsin M 70WP.
  • Rệp vảy: Những con rệp vảy thường xuất hiện ở các giả hành còn non. Khắc phục bệnh này bằng cách sử dụng bàn chải chà đi những con rệp và nhúng cây lan vào dung dịch diệt rệp.
  • Bọ trĩ: Bọ trĩ thường xuất hiện phá hoại cây lan vào những ngày nhiệt độ cao. Khắc phục bọ trĩ bằng cách sử dụng thuốc Malathion phun một lần/tuần, tiếp tục phun trong 3 tuần để hết sạch mầm bệnh.

Cây phong lan có nhiều loại và cho một vẻ đẹp tinh tế và thanh cao. Cách chăm sóc lan luôn được các nhà vườn đầu tư để sở hữu những vườn lan đẹp nhất. Khi trồng lan tại nhà, bạn có thể áp dụng những gì Vườn Nhà Ta chia sẻ trên đây để giúp cây lan luôn xanh tốt, cho hoa đều và đẹp nhé. Chúc bạn thành công!

Mời bạn đọc thêm: Mách nhỏ các loài hoa có mùi thơm nở quanh năm đẹp nhất

Ban biên tập: Vườn Nhà Ta

5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ ngay!

Facebook
Pinterest
Twitter
Reddit
guest
0 Bình luận
Phản hồi
Xem tất cả các bình luận
Nội dung bài viết:

Chủ đề đang HOT

0
Để lại bình luận ngay bạn nhéx