Cách chiết cành hoa hồng chuẩn, thành công ngay lần đầu

Cách chiết cành hoa hồng chuẩn, thành công ngay lần đầu

Ai cũng mong ước sở hữu một khu vườn có đầy hoa hồng. Cách chiết cành hoa hồng trên thực tế không quá khó. Nếu bạn muốn thành công ngay lần đầu tiên, hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây của Vườn Nhà Ta nhé!

Những đặc trưng của hoa hồng

Trước khi tìm hiểu cách chiết cành hoa hồng, hãy cùng điểm qua một vài đặc tính tiêu biểu của loài hoa này nhé:

Những đặc trưng của cây hoa hồng

  • Là loài hoa thuộc nhóm thân gỗ, thân thẳng, bụi thấp, có nhiều gai nhọn và cành. Hoa hồng có lá kép lông chim, có nhiều răng cưa ở viền lá, tại cuống có lá kèm nhẵn…
  • Lá hoa hồng có thể xanh đậm hoặc nhạt, lá có kiểu dạng khác nhau hoặc răng cưa sâu hoặc nông tùy vào từng giống hoa. Cánh hoa có xu hướng cuộn lại và xếp thành từng vòng quanh một chóp nhọn.
  • Hoa hồng có mùi hương khá dễ chịu, những cánh hoa mềm và mịn. Hoa có rất nhiều màu đa dạng, có thể là màu đơn, cũng có thể là màu kép.
  • Cây hoa hồng thuộc loài hoa lưỡng tính. Trên cùng một cành có cả hoa đực và hoa cái.
  • Tốc độ sinh trưởng ở mức trung bình, không quá kén đất. Phát triển tốt nhất trên đất nhiều dinh dưỡng, giàu mùn, ưa nước…

Mời bạn đọc tham khảo thêm: Mách nhỏ các loài hoa có mùi thơm nở quanh năm đẹp nhất

Một số lưu ý trước khi chiết cành hoa hồng

Phương pháp chiết cành là việc tách cành ra khỏi thân cây để tiếp tục trồng một cây mới qua cành đó bằng những kỹ thuật riêng. Cách chiết cành hoa hồng giúp rút ngắn thời gian cây sinh trưởng và phát triển. Cây hoa hồng từ đó sẽ đâm chồi, lá và ra hoa nhanh hơn.

Trước khi chiết cành hoa hồng, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

Thời điểm lý tưởng để chiết cành hoa hồng

Trên thực tế, bạn có thể chiết cành hoa hồng ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Mặc dù vậy, tỷ lệ thành công cao nhất là 2 mùa vụ sau đợt tháng 2 đến tháng 4 và tháng 8 đến tháng 10. Các chuyên gia làm vườn cho rằng, thời điểm lý tưởng nhất để chiết cành hoa hồng là đầu tháng 2. Vì:

Thời điểm thích hợp để chiết cành hoa hồng

  • Thời tiết ít mưa, ấm áp và thuận lợi trong việc nhân giống.
  • Lúc này, hoa hồng dường như đã tàn, chiết cành sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn.
  • Vỏ cây vì thế cũng dễ tách khỏi thân hơn.

Dụng cụ và vật liệu chiết cành hoa hồng

  • Cây giống: Ưu tiên những cây giống khỏe, sinh trưởng tốt, hoa đẹp, không có sâu bệnh, nhiều cành bánh tẻ, không non và cũng không quá già.
  • Giá thể: Có thể tự trộn trấu hun và mụn dừa với đất thịt giàu mùn. Đồng thời, tưới nước để làm ẩm giá thể. Hoặc trộn phân chuồng với rễ lục bình nếu có.
  • Dụng cụ: Chuẩn bị các vật dụng như kéo, dao, băng dán, dây quấn, giấy bạc.
  • Chai nhựa: Chai làm từ nhựa mỏng (dùng cho chiết cành có bầu đất).

Cách chiết cành hoa hồng đơn giản với các bước

Sau đây, Vườn Nhà Ta sẽ giới thiệu giúp bạn hai cách chiết cành hoa hồng. Đó là chiết cành có bầu đất và không có bầu đất.

Cách chiết cành hoa hồng không cần bầu đất

Bước 1: Hãy chọn một cành ngay sát gốc cây hoa hồng giống. Nên chọn cành không quá non hoặc quá già. Tầm 4 – 5 tháng tuổi là được.

Bước 2: Bóc một khoanh vỏ tính từ đầu ngọn xuống dưới gốc chừng khoảng 20cm. Khoanh vỏ có đường kính khoảng 1.5 – 2cm. Lưu ý, phải bóc sạch vỏ nhé.

Bước 3: Sử dụng dao bén để cạo quanh phần thân gỗ sau khi bóc vỏ. Cho đến khi lớp màu trắng lộ ra là được. Tầng sinh mô chính là màng mỏng. Do đó, không bóc sạch lớp này thì cây vẫn sẽ liền da ngay cả khi bị vùi vào đất. Khiến quá trình mọc rễ không thể xảy ra.

Bước 4: Kéo cành xuống sát đất và dùng tay cố định chúng cho chắc chắn. Vùi hết phần đã tách vỏ xuống đất. Cây sẽ bắt đầu đâm rễ sau đó khoảng 15 ngày. Và mất khoảng hơn 30 ngày để bộ rễ hoàn chỉnh và tự hấp thu dinh dưỡng từ đất.

Cách chiết cành hoa hồng không cần bầu đất

Cách chiết cành hoa hồng có bầu đất

Chiết cành theo phương pháp có bầu đất cơ bản thực hiện tương tự như không có bầu đất. Chỉ khác ở chỗ thay vì vùi phần tách vỏ xuống đất trực tiếp thì bọc chúng vào một bầu đất riêng.

Bạn có thể bọc vào một bầu rễ lục bình hoặc một bầu đất. Cần đảm bảo bầu kín, cố gắng buộc chặt bầu lại nhé. Điều này là để tránh bầu thoát hơi ẩm ra ngoài và bị xoay khi có gió mạnh.

Ưu điểm của cách chiết cành hoa hồng này là có thể quan sát dễ dàng quá trình cành chiết đâm rễ. Khoảng 20 ngày, cành sẽ có hiện tượng đâm rễ sau khi được bọc trong bầu đất.

Cách chiết cành hoa hồng có bầu đất

Lưu ý trong cách chiết cành hoa hồng

Hãy lưu ý một số vấn đề sau khi thực hiện cách chiết cành hoa hồng để tỷ lệ thành công cao hơn nhé:

  • Bộ rễ của cây hoa hồng chiết cành rất yếu. Do đó, hãy đặt chúng vào bầu ươm sau khi cắt khỏi cây giống. Đặt ở những chỗ thoáng mát, chăm sóc kỹ và thường xuyên bổ sung dinh dưỡng.
  • Đợi bộ rễ phát triển hoàn chỉnh (sau vài tuần hoặc hơn) mới mang ra trồng ngoài đất hoặc chậu.
  • Dùng những que gỗ hoặc tre để làm giá đỡ cho cây con ở giai đoạn đầu mới chiết. Việc này tránh được tình trạng cây bị đổ gãy do thời tiết tác động.
  • Cây hồng chiết bắt đầu ra hoa khoảng 2 tháng tính từ ngày chiết.

Chăm sóc cây hồng sau khi chiết cành

Như đã nói, cây hoa hồng sau khi chiết thường có bộ rễ khá yếu. Và để chúng có thể sinh trưởng ổn định, cần đảm bảo chăm sóc chúng đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý:

Cách chăm sóc cây hoa hồng sau khi chiết

  • Giai đoạn đầu mới chiết nên đặt cây ở những khu vực, vị trí tránh ánh nắng, thoáng mát. Sau đó, cho cây tiếp xúc với ánh sáng dần dần.
  • Tưới nước ít trong 10 ngày đầu sau khi chiết để đảm bảo độ ẩm cho cây. Việc tưới nhiều làm rễ bị hỏng, úng và cây chết.
  • Đợt hoa đầu tiên của cây chiết thường không đẹp, hoa nhỏ và các cánh thường méo mó. Bạn nên tỉa các nụ để cây có thể có nhiều dinh dưỡng phát triển.
  • Sử dụng phân trùn quế để rải quanh gốc cây nhằm thúc đẩy việc cây đâm chồi mới.

Hy vọng những hướng dẫn về cách chiết cành hoa hồng trên đây sẽ giúp ích được bạn. Chúc bạn sớm có được vườn hoa hồng như mong ước!

Mời bạn đọc thêm: Mùa đông có hoa gì đặc trưng? 10+ hoa nở mùa đông cực đẹp

Ban biên tập: Vườn Nhà Ta

5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ ngay!

Facebook
Pinterest
Twitter
Reddit
guest
0 Bình luận
Phản hồi
Xem tất cả các bình luận