Cây hoa hòe phong thủy mang ý nghĩa gì? Cách trồng và chăm sóc
Cây hòe là một trong những loại cây cảnh phong thủy dễ trồng được nhiều người yêu thích, lựa chọn làm cây cảnh cho sân vườn. Vậy cây
Cây hòe là một trong những loại cây cảnh phong thủy dễ trồng được nhiều người yêu thích, lựa chọn làm cây cảnh cho sân vườn. Vậy cây
Cây ngũ gia bì là loại cây thường được trồng để bàn làm việc hoặc trang trí cho nhà cửa. Cây ngũ gia bì phong thủy không chỉ
Nhiều hộ gia đình ưa thích trồng cây xanh ngay tại vị trí phía trước nhà, nhằm tạo nên bóng mát thư thái và tôn thêm vẻ đẹp
Cây chay, một loài cây trong nhóm cây dễ trồng và dễ chăm sóc, không chỉ là một vị thuốc quý mà còn mang nhiều ý nghĩa trong
Tuổi Mùi hợp cây gì là câu hỏi được đặt ra bởi nhiều gia chủ sinh năm 1943, 1955, 1967, 1979, 1991, 2003… Việc trồng các loại cây
Bày trí cây phong thủy tuổi Canh Ngọ 1990 trước và trong nhà hoặc trên bàn làm việc có thể mang đến vận may và cải thiện những
Trồng cây phong thủy tuổi Hợi 1983 có thể giúp mang lại những may mắn và điều tốt lành đến với gia chủ. Ngoài ra, một số cây
Mệnh Thủy nên trồng cây gì để chiêu tài, đón lộc, cầu gì được nấy? Chọn cây hợp mệnh là cách đơn giản để đón nhận may mắn
Phong thủy là yếu tố đặc biệt quan trọng trong trồng cây. “Bụi trúc quanh co. Trong nhà giàu có”. Trồng đúng loại cây, hợp loại tuổi sẽ
Mệnh Kim hợp trồng cây gì để gia tăng tài lộc và may mắn? Những nam nữ mệnh Kim đừng bỏ qua những gợi ý từ Vườn Nhà
Mệnh Hỏa tượng trưng cho những người nhiệt huyết, cá tính. Tuy nhiên mệnh Hỏa khá khó khăn trong việc trồng và chăm sóc cây cối. Vậy cây
Nếu không am hiểu về phong thủy, việc chọn cây cảnh hợp mệnh sẽ khá khó khăn với bạn. Trong bài viết này, Vườn Nhà Ta sẽ giới
Ngoài việc chọn cây hợp phong thủy, bạn cũng cần chú trọng đến việc chọn vị trí để đặt và trồng cây. Ví trí đặt cây phong thủy
Cây lưỡi hổ là một trong những loại cây cảnh rất được ưa chuộng ngày nay. Cây lưỡi hổ rất tốt xét theo quan niệm phong thủy. Vậy
Lưỡi hổ là loại cây cảnh rất được ưa chuộng và được trang trí nhiều trong các không gian phòng ốc, nhà cửa. Cây lưỡi hổ nên đặt
Cây trồng trong phòng ngủ không chỉ có tác dụng lọc không khí, hợp phong thủy mà còn tạo điểm nhấn cho không gian và nội thất của
Chọn cây phong thủy để bàn đang được giới công sở ngày càng quan tâm. Cây phong thủy hợp mệnh để bàn có thể giúp gia chủ của
Ban công là vị trí đón nắng đón gió, sở hữu nhiều năng lượng nhất trong ngôi nhà. Do vậy, ban công thường được trang trí bằng việc
“Trồng cây gì trước nhà để tránh xui xẻo” là câu hỏi chung của nhiều người hiện nay. Bên cạnh những tác dụng như thanh lọc không khí,
Nhà xây hướng Tây thường chịu một cường độ ánh nắng từ Mặt Trời lớn hơn. Việc trồng cây cảnh chịu nắng hướng Tây sẽ giúp bạn tạo
Cây cảnh không chỉ là vật trang trí, mà còn có tác dụng hóa sát, chiêu tài lộc cho gia chủ. Vậy gia chủ mệnh Thổ nên chọn
Ngày nay, việc áp dụng phương pháp trồng cây phong thuỷ trong nhà đang thu hút sự quan tâm rộng rãi, với mục tiêu tạo sự cân bằng cho không gian sống và tối ưu hóa chất lượng môi trường. Không chỉ góp phần tạo ra một không gian sinh động mà cây phong thủy còn được kỳ vọng mang lại điều may mắn, tài lộc và sức khỏe cho gia đình. Hãy cùng Vườn Nhà Ta tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa, cách lựa chọn và chăm sóc cây phong thủy qua bài viết dưới đây.
Cây phong thủy: sức sống và sự cân bằng trong không gian sống
Như thế nào là cây phong thủy?
Thuật ngữ “cây phong thủy” dùng để nói về những loại cây cảnh mang đến những ý nghĩa tích cực, tốt lành cho chủ nhân. Cây xanh được xem như một phương tiện phong thủy có khả năng hỗ trợ sự thăng tiến trong sự nghiệp, thịnh vượng tài chính và cả tình duyên cho người sở hữu. Khi bạn biết cách lựa chọn cây phù hợp với ngũ hành và tuổi của mình, điều này sẽ giúp bạn tạo ra một cuộc sống thịnh vượng, thuận lợi như mong muốn.
Ý nghĩa, vai trò của cây phong thủy trong không gian sống
Cây phong thủy thường được ứng dụng với nhiều mục đích đa dạng. Tuy nhiên, đều có ý nghĩa chung là tạo nên sự may mắn cho gia chủ và mang lại vượng khí cho bất kỳ không gian nào trong nhà. Bên cạnh đó, cây phong thủy cũng có những vai trò quan trọng nhất định đối với đời sống của con người, cụ thể như sau:
Mang lại sự may mắn
Chọn cây phong thủy đúng cách sẽ mang lại tài vận và may mắn, duy trì không gian tích cực. Dù được dùng ở gia đình hay văn phòng thì cơ hội thăng tiến và vận may đều sẽ đến với bạn.
Giúp tránh được tà khí
Bên cạnh khả năng mang đến sự may mắn, cây phong thủy còn giữ vai trò đánh thức năng lượng bảo vệ, giúp chủ nhân tránh xa khỏi tà khí. Năng lượng sống từ cây có thể tiêu diệt vận hạn và xua tan sự bủa vây của những điều không may trong cuộc sống.
Nâng cao chất lượng cho không gian sống
Sắc xanh tươi của cây phong thủy có khả năng giảm căng thẳng và mệt mỏi cho con người. Không những thế, cây xanh còn làm nhiệm vụ quan trọng trong việc lọc không khí, hút bụi mịn và loại bỏ các hạt độc hại, cùng với việc hấp thụ từ trường phát ra từ thiết bị điện tử một cách hiệu quả. Đặc biệt, một số loài cây còn có khả năng đuổi côn trùng.
Phân loại cây trồng phong thủy theo từng yếu tố
Hiện nay, có rất nhiều cách và tiêu chuẩn để phân loại cây cảnh phong thủy, tùy thuộc vào quan điểm của từng người. Phân loại thường dựa vào đặc điểm môi trường sống, ý nghĩa phong thủy và khả năng phù hợp với tuổi và mệnh của người sở hữu.
Cách phân loại cây phong thủy theo từng yếu tố.
Phân loại theo vị trí và đặc điểm môi trường thích nghi
Cây phong thủy trong nhà không chỉ giúp cân bằng không khí mà còn tạo môi trường sống thư thái. Chúng có thể được phân thành các loại như cây để bàn làm việc, cây cho phòng khách, phòng ngủ, bếp hoặc phòng sinh hoạt chung… Sự lựa chọn cây phong thủy cũng phụ thuộc vào mục đích sử dụng của từng phòng để tối ưu hóa hiệu quả phong thủy.
Về phần cây phong thủy ngoài trời, chúng thường chịu nắng và khá bền bỉ dưới tác động của thời tiết. Với kích thước lớn hơn, chúng còn là sự lựa chọn hoàn hảo để kết hợp với tiểu cảnh tự nhiên.
Việc phân loại cây cũng dựa theo vị trí và đặc điểm môi trường.
Phân loại theo tuổi và mệnh
Cây phong thủy theo tuổi: Mỗi tuổi ứng với một loại cây phong thủy riêng. Tuy nhiên, tùy theo mục đích, bạn cũng có thể lựa chọn thêm các loại khác.
Cây phong thủy theo mệnh: Lựa chọn cây phong thủy theo mệnh thường dựa trên màu sắc và những đặc điểm nổi bật của thân và lá cây.
Mệnh Kim: Chọn cây thuộc màu Kim và Thổ như cây kim ngân, sen đá đô la trắng, kim tiền, hoa ngọc lan, mễ lan, cửu lý hương…
Mệnh Mộc: Lựa chọn cây màu đen, xanh đen, xanh lá, xanh lam, xanh nước biển, tím như: sen đá bông hồng đen, nhung viền đen, hoa đồng tiền…
Mệnh Thủy: Chọn cây có màu đen, xanh và trắng như: cây kim ngân, cẩm nhung trắng, cau tiểu trâm, sen đá, sen đá bông hồng đen…
Mệnh Hỏa: Lựa chọn cây có màu đỏ, cam, hồng và xanh lá, như: cẩm nhung hồng, cẩm nhung đỏ, cây bao thanh thiên…
Mệnh Thổ: Nên chọn cây màu đất, nâu, vàng, đỏ, hồng, cam, tím như: xương rồng tuyết, cây phú quý, cây trạng nguyên…
Có thể lựa chọn cây cảnh theo màu sắc của cây phù hợp với màu của bản mệnh.
Phân loại theo ý nghĩa cụ thể
Cây cảnh phong thủy mang theo một ý nghĩa đặc biệt cho mỗi loại. Một số loại cây cùng hướng tới mục tiêu cụ thể, như nhóm cây phong thủy tạo lợi ích về tài lộc. Do đó, chúng ta có thể phân loại cây phong thủy dựa trên các tiêu chí khác nhau, như tiền bạc, sức khỏe, tình cảm hay vận may. Ví dụ:
Tiền bạc: Cây kim ngân, cây kim tiền.
Sức khỏe: Cây trường sinh.
Sự giàu có: Cây phú quý.
Giữ tiền: Cây nhất mạt hương.
Tình yêu vĩnh cửu: Cây sen đá.
Hạnh phúc: Cây hạnh phúc.
Sự phát tài: Cây phát tài.
May mắn: Cây cẩm nhung, cây may mắn, cau tiểu trâm.
Tình yêu: Cây ngọc ngân.
Bỏ túi bí quyết để có chậu cây phong thủy đẹp
Cây phong thủy mang đến nhiều giá trị cho chủ nhân và môi trường sử dụng. Tuy nhiên, từng loại cây có đặc điểm riêng, đòi hỏi sự chăm sóc kỹ lưỡng, dù đó là cây nhỏ hay lớn, được đặt trong nhà hay ngoài trời. Dưới đây là một số bí quyết quan trọng mà những người yêu thích cây phong thủy cần lưu ý để duy trì vẻ đẹp và tạo nguồn năng lượng tích cực từ chúng.
Bỏ túi bí quyết để có chậu cây phong thủy đẹp
Lựa chọn loại chậu trồng phù hợp với cây
Chọn chậu cho cây cảnh quan trọng vì nó có ảnh hưởng lâu dài. Chọn chậu có đường kính khoảng cách từ vành chậu và bầu cây cách nhau từ 10cm – 15cm, tránh gây áp lực và tác động đến rễ.
Chọn chậu không quá nhỏ để tránh thay chậu thường xuyên gây tốn kém và suy yếu cây. Khi trồng cây vào chậu, cần nhẹ nhàng và cẩn thận. Tùy vào vị trí đặt cây và mục đích, xem xét kích thước chậu để phù hợp với không gian.
Đối với cây ngoài trời, nên chọn loại chậu bền và chắc chắn. Còn cây trong nhà hoặc bàn làm việc, chọn chậu cần đề cao tính thẩm mỹ, an toàn và gọn nhẹ.
Lựa chọn loại đất tốt cho sự phát triển của cây
Đất trồng cây cần phải qua xử lý, trộn sẵn với xơ dừa, phân bò, vỏ tro trấu… cho một lượng phù hợp với kích thước chậu và cây. Hỗn hợp đất này giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây sau khi mới thay chậu. Cây trong chậu đã lâu cũng nên thay đất sau một thời gian. Có thể dùng phân hóa học theo hướng dẫn để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
Chăm sóc và tưới nước cho cây sau khi thay chậu
Đối với chậu cây phong thủy ngoài trời, hãy tưới nhiều nước, đảm bảo nước thấm đều chậu. Tưới nước nhẹ nhàng từ trên xuống để làm sạch lá và giúp tăng khả năng quang hợp cho cây.
Sau khi trồng hoặc thay chậu, tưới nước để duy trì độ ẩm cho cây. Tuy nhiên, từng loại cây sẽ có nhu cầu về nước khác nhau. Ví dụ, cây phong thủy trong nhà, sau khi tưới nước cần để cây ráo nước trước khi mang vào không gian bên trong và nên sử dụng đĩa lót chậu để tránh nước tràn ra sàn nhà.
Trang trí cho chậu cây cảnh phong thủy
Để tăng tính thẩm mỹ cho chậu cây có nhiều cách. Đơn giản nhất là sơn lại chậu bằng màu mới hoặc trang trí với hoa văn họa tiết sáng tạo. Tỉa cành cây, loại bỏ lá úa, lá vàng, và vệ sinh chậu thường xuyên để duy trì môi trường sạch sẽ cho cây phát triển.
Một ý tưởng phổ biến khác là rải sỏi lên mặt chậu, có thể là sỏi trắng hoặc sỏi màu. Việc này làm cho chậu cây trong nhà trở nên sạch sẽ, tươi mới và tinh tế hơn.
Tuy nhiên, khi rải sỏi cần lưu ý:
Đặt chậu cây ở nơi không nắng quá mức để tránh sỏi hấp thụ nhiệt gây ảnh hưởng đến cây.
Sỏi trắng có thể thay đổi màu sắc theo thời gian. Để duy trì tính thẩm mỹ, cần thường xuyên thay sỏi hoặc ngâm trong dung dịch tẩy trắng, rửa sạch và tái sử dụng.
Trang trí, thay đất và chăm sóc cây phong thủy sau khi thay chậu.
Chọn vị trí phù hợp để đặt cây
Vị trí đặt cây phong thủy không chỉ giúp thay đổi tính thẩm mỹ cho không gian sống mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cây. Dựa vào đặc điểm sinh trưởng của cây, ta có thể chọn vị trí đặt cây phù hợp.
Thứ nhất, yếu tố như chiều cao, tán lá, màu sắc lá đóng vai trò quan trọng trong việc làm nổi bật không gian hoặc ngược lại, có thể che khuất, gây cản trở sinh hoạt.
Thứ hai, xác định cây là loại thuộc nhóm ưa mát hay ưa ánh sáng, từ đó giúp chọn môi trường sống phù hợp và tối ưu hóa tác dụng của cây.
Thứ ba, việc đặt cây trong phòng làm việc hoặc phòng họp, nơi ít được chăm sóc và ánh sáng hạn chế, có thể cản trở việc quang hợp của cây. Để khắc phục, hãy thay đổi vị trí khi cần thiết, tạo điều kiện tốt hơn cho cây phục hồi và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây.
Thay chậu và bón phân dinh dưỡng định kỳ
Kích thước của cây thường thay đổi theo thời gian, vì vậy thay chậu là cần thiết để đảm bảo sự phát triển tốt. Một số loại cây dễ trồng và ít cần chăm sóc, chỉ cần quan tâm vừa đủ. Khi cây đến thời kỳ phát triển mạnh, bạn cần cân nhắc thay chậu lớn hơn cho cây. Về việc bổ sung dinh dưỡng, bạn có thể sử dụng phân bón hoặc thêm đất vào chậu cây.
Như vậy ở bài viết trên, Vườn Nhà Ta đã khái quát được thông tin về cây phong thủy và cách lựa chọn cây phong thủy sao cho phù hợp nhất. Hãy đến website của chúng tôi để xem thêm nhiều chủ đề khác về cây phong thủy nhé!
Ban biên tập: Vườn Nhà Ta
Chia sẻ ngay!
Copyright © Vườn Nhà Ta – VuonNhaTa.com | All Rights Reserved
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.