Chậu cao trồng cây gì? Gợi ý các loại cây phù hợp trồng chậu cao

Chậu cao trồng cây gì? Gợi ý các loại cây phù hợp trồng chậu cao

Chậu trồng không chỉ làm tốt chức năng giúp cây sinh trưởng và phát triển. Mà còn là một nhân tố góp phần tôn lên giá trị thẩm mỹ của cây trồng và nội ngoại thất. Chậu cao trồng cây gì? Đây là một chủ đề đang được nhiều người yêu thích trồng cây cảnh quan tâm. Hãy cùng Vườn Nhà Ta khám phá qua bài viết nhé.

Cây trồng chậu cao có đặc điểm gì?

Chậu cao thường được sử dụng nhiều nhất trong trang trí nội ngoại thất. Loại chậu này có thể phù hợp với nhiều dòng cây khác nhau. Như cây thân thảo, cây dáng thấp, cây dáng vừa, cây lớn, cây lá dạng rủ, cây dáng đứng, cây thân bò…

Để biết chậu cao nên trồng cây gì, bạn cần biết đặc điểm chung của những loại cây trồng chậu cao. Cụ thể:

  • Cây trồng chậu cao thường sở hữu bộ rễ lớn, dạng rễ cọc. Cây có nhu cầu dinh dưỡng cao và cần nhiều không gian để phát triển.
  • Cây trồng chậu cao có nhu cầu nước và không khí trong đất cao.
  • Cây thường có chiều cao khá khiêm tốn, có xu hướng bò trên mặt chậu.
  • Cây có dáng nghiêng, thác đổ, có bộ rễ nổi, có dây hoặc lá rủ xuống…

Chậu cao trồng cây gì? Tham khảo TOP cây phù hợp nhất

Bạn muốn bày trí những dáng chậu cao trong nhà nhưng chưa biết nên trồng loại cây gì? Hãy tham khảo ngay một số gợi ý của chúng tôi:

Cây bàng Singapore

Bàng Singapore là một trong những dòng cây cảnh rất chuộng làm trang trí. Chúng có thể phù hợp với cả những dáng chậu cao hoặc thấp. Ở chậu cao, nên ưu tiên những cây có dáng vừa để hài hòa hơn với kích thước của chậu.

Cây bàng

Loài cây này có dáng thẳng, những tán lá mọc thành tầng, xanh mướt quanh năm. Khi trồng ở chậu cao đơn sắc (đen hoặc trắng) đều mang lại cảm giác sang trọng và thanh lịch.

Cây đại phú gia

Nếu đang thắc mắc chậu cao trồng cây gì? Thì cây đại phú gia là một gợi ý khá lý tưởng. Lá của cây to bản, những tán lá có xu hướng chếch lên. Cây thuộc dòng dễ sống, dễ trồng, có thể đặt ở nhiều nơi trong nhà hoặc phòng làm việc…

Cây đại phú gia

Chiều cao của cây đại phú gia khá vừa vặn. Do vậy, chúng rất đẹp khi được trồng ở những chậu cao và có độ sâu. Tổng thể cây và chậu mang lại một nét đẹp hiện đại, tinh tế.

Cây trầu bà đế vương

Loài cây này có thân khá thấp, lá xanh hoặc đỏ, bề mặt lá to và rộng. Có thể trồng trầu bà đế vương trong những chậu cao đơn sắc hình trụ tròn để nâng tầm sang trọng cho không gian nội thất.

Cây trầu bà đế vương

Không chỉ sở hữu dáng vẻ độc đáo, cây trầu bà đế vương còn có khả năng loại bỏ khí độc hại, bụi bẩn, ánh sáng xanh… Phù hợp để đặt trong nhà, góc làm việc, sảnh công ty… để mang lại bầu không khí trong lành cho tất cả mọi người.

Xem thêm: Các loại cây cảnh lá màu đỏ, tím, vàng độc đáo

Cây cau cảnh

Cau cảnh hay cau kiểng là một giống cây rất phù hợp để trồng ở những chậu cao. Những chậu có độ sâu nhất định, dáng trụ đứng là phù hợp nhất. Có thể đặt chậu cau cảnh ở sảnh nhà hàng, khách sạn, quán cafe, góc nhà…

Cây cau cảnh

Cây cau cảnh cho một vẻ đẹp nhã nhặn. Về mặt phong thủy, đó còn là loại cây có thể mang lại bình an và may mắn cho người sở hữu.

Cây kim tiền

Loại cây phổ biến này có nhiều kích thước khác nhau. Vì vậy, chúng cũng được trồng ở nhiều dáng chậu khác nhau. Với những dáng chậu cao, cây kim tiền thường có chiều cao khiêm tốn để cân đối với chậu hơn.

Cây kim tiền

Cây kim tiền là loài cây cảnh rất được ưa chuộng trong giới chơi cây. Bên cạnh tác dụng lọc không khí, cây kim tiền còn tượng trưng cho sự phú quý và tài lộc của gia chủ.

Cây trầu bà leo cột

Những chiếc lá trầu bà khéo léo leo lên cột trụ thẳng rất phù hợp để trồng trong những dáng chậu cao. Thường sẽ bắt gặp hình ảnh cây trầu bà leo cột ở sảnh khách sạn, resort, khu nghỉ dưỡng…

Cây trầu bà vàng

Cây không chỉ tôn tạo nên một góc xanh tươi mát, đậm chất thiên nhiên. Mà còn có tác dụng lọc không khí, bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi người.

Xem thêm nhiều ảnh cây trầu bà hơn TẠI ĐÂY

Cây nha đam

Chậu cao trồng cây gì? Danh sách này không thể thiếu nha đam – một dòng cây cảnh đã quá quen thuộc với chúng ta. Cây nha đam sở hữu vẻ ngoài độc lạ, những chiếc lá mọng nước đồng thời cũng là thân của cây.

Cây nha đam

Không chỉ mang đến một nét đẹp nền nã, thanh tao mà bạn còn có thể tận dụng loại cây này trong rất nhiều mẹo vặt cuộc sống nữa đấy.

Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ với nền lá xanh, viền ngoài màu vàng, lá hình kiếm cứng cáp. Cây lưỡi hổ trong phong thủy là một loài cây đặc biệt bởi chúng có thể xua đuổi tà ma, cải vận khí cho gia chủ.

Cây lưỡi hổ

Những chiếc lá lưỡi hổ mọc thẳng đứng lên không trung, rất phù hợp để trồng những trong những chậu cao dáng chữ nhật hoặc vuông.

Cây vạn niên thanh

Cây vạn niên thanh có thân cao, tán lá xòe, to bản cũng cực kỳ phù hợp với chậu cảnh dáng cao. Lá của cây có màu xanh thẫm, trung tâm có nhiều đường vân trắng lạ mắt.

Cây vạn niên thanh

Đây cũng là một loài cây có khả năng lọc không khí hiệu quả. Đặc biệt, chúng cũng giúp mang lại điềm lành, may mắn và tài lộc về mặt phong thủy.

Bí kíp chọn chậu cho cây cảnh đẹp

Như đã nói, chậu là một nhân tố góp phần lớn vào giá trị thẩm mỹ của cây trồng và không gian bày trí. Mỗi loài cây sở hữu một đặc trưng riêng biệt và chúng phù hợp với các dáng chậu khác nhau. Việc chọn chậu trồng cho cây cảnh luôn là công đoạn khá khó khăn với người chưa có nhiều kinh nghiệm.

Theo Vườn Nhà Ta, bạn nên cân nhắc nhiều tiêu chí khi chọn chậu cho cây trồng. Cụ thể là các tiêu chí sau:

Chọn nhà cung cấp chậu cây uy tín nhất

Havico-pottery.com với mong muốn mang lại mảng xanh gần gũi mà hiện đại, Havico là đơn vị cung cấp chậu cây composite uy tín hàng đầu trên thị trường. Những sản phẩm chậu composite Havico đa dạng với nhiều mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, kích thước đáp ứng nhu cầu thiết kế, trang trí của khách hàng.

Chậu composite Havico

Mời xem mẫu chậu composite siêu đẹp ngay tại đây: https://havico-pottery.com/danh-muc/chau-composite/

Chọn chậu dựa trên hình dáng và kích thước cây

Chậu phải phù hợp với kích thước của cây. Vì như thế mới không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

  • Chọn những chậu có bề sâu cho những loại cây có bộ rễ to và chậu có bề sâu nông cho những cây có rễ nhỏ.
  • Những cây có rễ chùm, mảnh, không quá dài sẽ phù hợp với chậu thấp và nông. Ngược lại, cây dáng cao trồng chậu thấp thường có rễ và thân nhỏ, tán lá mỏng.
  • Những loại cây mini hay cây thân thảo phù hợp với những chậu thấp, vừa, có đường kính hẹp.
  • Cây có nhu cầu dinh dưỡng cao, bộ rễ lớn thích hợp để trồng ở những chậu to và sâu. Chậu cao là dáng chậu phù hợp với các dáng cây đa dạng, từ cao cho đến thấp. Phần lớn được sử dụng để trồng những cây có dáng vừa và nhỏ.
  • Có thể dùng chậu cao để trồng cây thấp hoặc dùng chậu thấp để trồng những cây cao. Điều này là để đảm bảo sự cân đối, hài hòa trong trang trí.
  • Ưu tiên chọn chậu có đường kính rộng, dáng bành khi sử dụng chậu thấp trồng cây cao. Việc này giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt và đảm bảo hai thành phần cây và chậu cân đối với nhau.

Chọn chậu dựa trên màu sắc, mẫu mã và chất liệu chậu

Kiểu dáng

Nhiều kiểu dáng đa dạng của chậu giúp chúng ta dễ dàng lựa chọn cho từng loại cây trồng. Một số kiểu dáng chậu phổ biến như chậu tròn thấp, chậu vuông cao và thấp, chậu trụ vuông/tròn/chữ nhật, chậu kim cương, chậu đế bầu, chậu oval…

Khi chọn chậu, bạn nên chọn chậu có kiểu dáng góc cạnh với những dòng cây mạnh mẽ, thẳng đứng. Ngược lại, chọn chậu bầu, trụ, cong cho những cây có tổng thể mềm mại.

Kiểu dáng và kích thước của chậu

Màu sắc

Những chậu đơn sắc (đen, trắng) thường ưa chuộng để trồng cây lá xanh nhằm tạo vẻ đẹp hiện đại và sang trọng. Với chậu màu xám (xi măng), nâu đỏ (đất nung) thường được chọn trồng cây ăn quả để tôn lên màu sắc của cây khi chúng ra hoa kết quả.

Chất liệu

Ngày nay, nhiều chất liệu được đem vào để chế tác ra các loại chậu trồng cây. Mỗi chất liệu có ưu nhược điểm riêng biệt, song đều có ảnh hưởng cụ thể đến giá trị thẩm mỹ và sức khỏe của cây trồng.

Chậu composite: Đây là dòng chậu hiện đại được làm từ chất liệu nhựa tổng hợp sợi thủy tinh composite. Với ưu điểm là độ bền cao, trọng lượng nhẹ, đa dạng kiểu dáng có độ thẩm mỹ cao… Ngoài ra, chậu cũng có nhiều đặc tính ưu việt như chống nhiệt, chống điện, ít phai màu, chịu lực rất tốt…

Chậu composite

Chậu đất nung: Đây là chất liệu khá truyền thống nhưng vẫn được ưa chuộng cho đến ngày nay. Ưu điểm của chậu đất nung là khả năng hấp thụ và duy trì nước khá tốt.

Chậu đất nung

Chậu gốm tráng men: Chậu có hình thức đẹp, có thể có họa tiết hoặc không, phù hợp với nhiều giống cây trồng. Nhược điểm là nặng, giá cao, dễ vỡ…

Chậu gốm tráng men

Trên đây là gợi ý của Vườn Nhà Ta về các loại cây trồng giải đáp thắc mắc “chậu cao trồng cây gì?”. Hy vọng bạn sẽ chọn được loại cây cảnh phù hợp và có thêm nhiều kiến thức mới về cách chọn chậu cho cây cảnh.

Mời bạn đọc thêm: Chậu trồng rau trên sân thượng đa dạng chất liệu và mẫu mã

Ban biên tập: Vườn Nhà Ta

5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ ngay!

Share on facebook
Facebook
Share on pinterest
Pinterest
Share on twitter
Twitter
Share on reddit
Reddit
guest
0 Bình luận
Phản hồi
Xem tất cả các bình luận
0
Để lại bình luận ngay bạn nhéx