Cỏ cảnh sân vườn – nhân tố quan trọng trong thiết kế cảnh quan

Cỏ cảnh sân vườn - nhân tố quan trọng trong thiết kế cảnh quan

Cỏ cảnh là một nhân tố quan trọng trong thiết kế cảnh quan sân vườn. Thảm cỏ mang lại một không gian thiên nhiên mát mẻ, tạo bầu không khí trong lành và thân thiện hơn. Để có thêm nhiều thông tin về chủ đề cỏ cảnh sân vườn, hãy cùng Vườn Nhà Ta theo dõi ngay bài viết nhé!

Cỏ cảnh sân vườn – định nghĩa, đặc điểm

Mặc dù đều chung một nhóm thực vật với những cây lá, cây hoa khác trồng trong sân vườn. Thế nhưng, cỏ cảnh lại mang những công dụng và đặc tính khác biệt.

Chúng là loại thực vật thân thảo, chiều cao rất thấp, được sử dụng để làm thảm cảnh trong sân vườn với mục đích tạo mảng xanh và che phủ những khoảng trống.

Những loại cỏ cảnh được trồng tự nhiên bao gồm khá nhiều loại. Trong đó, có những loài chỉ có lá, một vài loại khác có cả hoa. Với những loại cỏ có hoa, phần lớn hoa có kích thước nhỏ và mọc với số lượng không nhiều.

Mỗi loại cỏ cảnh có đặc trưng bên ngoài khác nhau. Có thể nhìn vào đặc trưng này để áp dụng cho những địa hình, khu vực của từng sân vườn. Góp phần mang lại một tổng thể ấn tượng và độc đáo cho ngôi nhà.

Đặc điểm và định nghĩa của cây cỏ cảnh ở trong vườn
Đặc điểm và định nghĩa của cây cỏ cảnh ở trong vườn

Tầm quan trọng của cỏ cảnh sân vườn

Bên cạnh việc mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho khu vườn. Cỏ cảnh sân vườn còn mang lại những lợi ích như:

  • Tôn tạo mảng xanh: Trồng cỏ trong sân vườn mang lại một mảng xanh tươi mát, giúp cho không gian thoáng đãng và mát mẻ hơn. Đặc biệt là vào những ngày nắng nóng.
  • Tạo không gian thư giãn: Cỏ cảnh tạo thành thảm phủ tự nhiên, và đồng thời cũng là nơi các thành viên trong gia đình vui chơi, thư giãn. Đặc tính mềm mượt, có độ ma sát nhất định sẽ bảo vệ các em bé, trẻ con khi nô đùa.
  • Hỗ trợ cho sự phát triển của cây cảnh: Cỏ cảnh sân vườn cũng là góp phần bổ sung dinh dưỡng tự nhiên trong một hệ sinh thái đa dạng của khu vườn. Từ đó, giúp giảm thiểu chi phí về phân bón và công nuôi dưỡng, chăm sóc.
  • Chống xói mòn và duy trì độ ẩm: Những loại cỏ được trồng ở sân vườn giữ vai trò như một màn chắn ngăn ngừa xói mòn từ những thiên tai, thời tiết biến động. Duy trì độ ẩm trong những ngày khô hạn, giữ cho đất luôn phì nhiêu và màu mỡ.
  • Khắc phục các khiếm khuyết của khu vườn: Khu vườn được trồng cỏ giúp khắc phục những khuyết điểm. Nhờ đó, khu vườn được phát huy những góc đẹp, nâng cao giá trị bất động sản.
  • Phân chia khu vực: Cỏ cảnh sân vườn trong nhiều trường hợp còn được sử dụng để làm vạch phân chia, đánh dấu lề đường, những khu vực riêng tư khác.
Cỏ sân vườn có những lợi ích vô cùng lớn đối với thẩm mỹ cảnh quan và sức khỏe gia chủ
Cỏ sân vườn có những lợi ích vô cùng lớn đối với thẩm mỹ cảnh quan và sức khỏe gia chủ

7 loại cỏ cảnh sân vườn phổ biến hiện nay

Cỏ cảnh sân vườn rất đa dạng. Tùy vào từng đặc trưng của mỗi loại mà có thể sử dụng chúng trong những mục đích thiết kế riêng biệt. Khi thiết kế cỏ cảnh sân vườn, cần đảm bảo những yếu tố như tuổi thọ, mức độ thông dụng, dễ trồng và chăm sóc.

Dưới đây là 7 loại cỏ thường được ưa chuộng trong thiết kế cảnh quan sân vườn:

Cỏ nhung Nhật

Cỏ nhung Nhật có kích thước trung bình từ 3 – 5cm, lá dạng kim, màu xanh mướt. Cỏ nhung Nhật tạo một thảm xanh vô cùng mềm mại, loại cỏ này có tuổi thọ lên đến 5 năm nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật. Chúng rất được ưa chuộng trong lĩnh vực thiết kế cảnh quan công viên, sân vườn biệt thự, sân trường, khu nghỉ dưỡng, quán cafe sân vườn đẹp

Cỏ nhung nhật
Cỏ nhung nhật

Thảm cỏ nhung Nhật mang lại một không gian sạch sẽ và cực kỳ bắt mắt. Quá trình chăm sóc loại cỏ này cần thường xuyên tưới nước. Tuy vậy, tránh để chúng bị ngập úng.

Cỏ lá gừng

Cỏ lá gừng có lá gần giống với lá tre, trung bình từ 10 – 15cm, mọc sát đất. Cỏ là một trong các loại cây cảnh lá màu xanh đậm, hoa xanh tím mang một nét đẹp vô cùng tinh tế. Cỏ lá gừng rất thông dụng trong các loại cỏ cảnh sân vườn, được trồng nhiều ở khu giải trí, bệnh viện, công viên…

Cỏ lá gừng
Cỏ lá gừng

Có thể sử dụng cỏ lá gừng để trang trí vỉa hè, các lối đi hoặc phủ những vùng đất trọc, có nhiều khiếm khuyết. Góp phần mang lại một không gian hiện đại và gần gũi hơn.

Cỏ lan chi

Trong các loại cỏ cảnh, cỏ lan chi cũng được dùng nhiều trong thiết kế cảnh quan sân vườn nhà cửa và các công trình lớn. Cỏ lan chi có thể cấp oxy vào ban đêm, có khả năng thanh lọc không khí, hấp thụ bụi bẩn…

Cỏ lan chi
Cỏ lan chi

Nhược điểm của loại cỏ này là lá mềm nên dễ bị dập khi bị dẫm đạp lên. Do đó, tốt nhất nên trồng cỏ lan chi ở các luống dọc lối đi, khuôn viên vỉa hè…

Cỏ xuyến chi

Một loại cỏ khác có vẻ đẹp hoàn mỹ không kém, đó là cỏ xuyến chi. Loại cỏ này đặc biệt bởi chúng thường cho hoa đẹp, dùng để trang trí dưới những gốc cây lớn hoặc làm thảm hoa ở các công trình giải trí.

Cỏ xuyến chi
Cỏ xuyến chi

Cỏ xuyến chi thuộc họ cúc, có hoa nhỏ màu vàng, lá xanh mướt. Chiều cao trung bình của loại cỏ này từ 10 – 15cm. Cây khá thích bóng mát, mặc dù vậy chúng vẫn chịu được nắng nóng và phát triển tốt.

Cỏ đậu phộng

Cỏ đậu phộng hay cỏ lạc có chiều cao khoảng 5 – 15cm, thuộc họ hòa thảo, mọc bò sát mặt đất. Lá của chúng xanh và có dáng bầu tròn, hoa vàng nở quanh năm. Loại cỏ cảnh sân vườn này rất dễ trồng và chăm sóc, phù hợp với môi trường bán râm, có độ ẩm vừa phải.

Cỏ đậu phộng
Cỏ đậu phộng

Trong thiết kế cảnh quan, cỏ đậu phộng thường được sử dụng trang trí công viên, sân vườn nhà cửa, bệnh viện, trường học, resort… hoặc có thể trồng đơn lẻ trong chậu.

Cỏ lông heo

Cỏ lông heo là loại cỏ có chiều cao khá khiêm tốn, lá mảnh và nhỏ, mọc so le. Chúng có thể sinh trưởng tốt nên tạo ra thảm có dày.

Cỏ lông heo
Cỏ lông heo

Cỏ lông heo là cỏ có hoa, nên thường được dùng để trang trí, tránh việc trồng cỏ lông heo làm thảm cỏ đi lại, vì chúng dễ bị dẫm nát gây mất thẩm mỹ.

Cỏ Bermuda

Cỏ Bermuda có chiều cao từ 3 – 5cm, lá của cỏ xanh bóng, mềm mại và rất đẹp. Đây là loại cỏ thường được sử dụng để tôn tạo cảnh quan sân vườn, vỉa hè, đường phố, khu nghỉ dưỡng, công viên….

Cỏ Bermuda
Cỏ Bermuda

Bên cạnh đó, cỏ Bermuda còn được dùng làm thảm cỏ trong những sân golf hay sân bóng nhờ vào đặc tính chịu nắng, ít sâu bệnh.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cỏ cảnh sân vườn

Để trồng cỏ cảnh, trước tiên cần chuẩn bị:

Đất trồng: làm đất ẩm bằng cách tưới nhiều nướ và trộn đất trồng cây cảnh đúng cách. Sau đó, đầm đất để hạn chế việc đất bị lún khi trồng. Sau khi đầm, cần xới để làm tơi đều đất. Đồng thời, rải phân bón và sử dụng cào đất để trộn phân đều vào đất.

Giống cỏ: Chọn một hoặc nhiều giống cỏ để trải thảm tùy vào kích thước, diện tích của khu vực sân vườn. Nên trồng bằng cỏ non bởi chúng có thể sinh trưởng nhanh hơn hạt giống.

Cuối cùng, bạn cũng cần xây dựng hệ thống thông khí và thoát nước cho cỏ cảnh.

Chuẩn bị trước khi tiến hành trồng, chăm sóc cỏ cảnh sân vườn
Chuẩn bị trước khi tiến hành trồng, chăm sóc cỏ cảnh sân vườn

Trồng cỏ sân vườn

  • Bước 1: Sử dụng cây đầm gỗ để đầm rễ cây. Việc đẫm rễ giúp chúng bám vào đất nhanh hơn mà tránh làm đứt dây rễ.
  • Bước 2: Sử dụng phân bón đã được trộn đều với đất và tro rải đều ở những khoảng trống còn thiếu.
  • Bước 3: Bổ sung nước cho cỏ nhưng tránh làm chúng bị ngập úng. Khi cỏ đã bén rễ, chúng thường đang non nớt nên không nên bổ sung quá lượng nước làm cây ngập úng.
  • Bước 4: Khoảng 25 ngày sau khi trồng, những cây cỏ non sẽ sinh trưởng và mọc dày hơn. Bón phân cho thảm cỏ ở tháng đầu tiên khoảng 3 lần lần lượt là 5 – 15 và 30 ngày. Ở những tháng kế tiếp, có thể bổ sung dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của từng loại cỏ. Để cỏ phát triển ổn định, những năm sau đó có thể bón thêm phân vi sinh và hữu cơ.
4 bước để trồng cỏ trong sân vườn
4 bước để trồng cỏ trong sân vườn

Chăm sóc cỏ sân vườn

Khi chăm sóc cỏ cảnh sân vườn, cần lưu ý:

  • Dọn dẹp cỏ dại và hạt giống lẫn trong đất trước khi đem trồng. Quan sát thường xuyên tình trạng của cỏ dại, nhổ cỏ dại khi phát hiện để tránh thảm cỏ mất đi nguồn dinh dưỡng.
  • Tỉa cỏ trung bình 20 – 30 ngày/lần để tiêu diệt những mầm mống cỏ dại. Đồng thời, tạo dáng đẹp cho thảm cỏ. Nên chừa khoảng 1.5cm khi cắt nhằm đảm bảo cỏ vẫn phát triển tốt.
  • Có thể xây dựng hệ thống tưới tiêu tự động nhằm góp phần giảm thiểu công sức và thời gian chăm sóc. Mặt khác, giúp duy trì lượng nước vừa vặn cho thảm cỏ.
Lưu ý khi chăm sóc các loại cỏ cảnh trong sân vườn
Lưu ý khi chăm sóc các loại cỏ cảnh trong sân vườn

Với những thông tin chia sẻ trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về cỏ cảnh sân vườn, cách trồng và chăm sóc chúng. Vườn Nhà Ta sẽ thường xuyên cập nhật nhiều chủ đề cây cảnh mới lạ khác, nhớ theo dõi bạn nhé!

Ngoài cỏ cảnh, bạn cũng có thể sử thêm các loại cây cảnh dễ trồng ngoài trời cho sân vườn để làm tăng thêm sinh khí và thẩm mỹ cho toàn bộ không gian.

Ban biên tập: Vườn Nhà Ta

5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ ngay!

Facebook
Pinterest
Twitter
Reddit
guest
0 Bình luận
Phản hồi
Xem tất cả các bình luận