Chia sẻ kỹ thuật chăm sóc cây cảnh trong chậu luôn xanh tốt

Chia sẻ kỹ thuật chăm sóc cây cảnh trong chậu luôn xanh tốt

Khác với cây trồng trực tiếp xuống đất vườn. Những cây trồng trong chậu đòi hỏi một kỹ thuật chăm sóc đặc biệt và kỳ công hơn. Hôm nay, Vườn Nhà Ta sẽ chia sẻ với bạn kỹ thuật chăm sóc cây cảnh trong chậu giúp cây tươi tốt quanh năm.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cây cảnh trồng trong chậu

Quá trình sinh trưởng và phát triển của mọi cây trồng nói chung đều chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ tự nhiên cho đến nhân tạo. Đó là những yếu tố nào?

Dinh dưỡng trong đất

Nguồn dinh dưỡng có sẵn trong đất vườn thường dồi dào hơn so với đất trồng trong chậu. Do vậy, những cây trồng trực tiếp trên đất vườn có khả năng tự sinh trưởng và phát triển nhanh hơn những cây trồng chậu.

Vì lẽ đó, khi trồng cây trong chậu cần có sự chăm sóc đặc biệt từ bàn tay con người. Việc bón phân là để cung cấp dinh dưỡng thiết yếu phục vụ cho quá trình sinh trưởng của cây.

Lượng nước

Nước là yếu tố mang tính quyết định đối với sinh mệnh của bất kỳ một loại cây nào. Đặc biệt những cây trồng chậu thường có nhu cầu nước thấp hơn cây trồng trong vườn bởi chậu thường có khả năng giữ nước tốt. Mỗi loại cây trồng chậu cần một lượng nước khác nhau.

Người làm vườn xác định được nhu cầu về lượng nước của cây để tưới nước vừa đủ. Tránh cây bị chết do khô hạn hoặc ngập úng.

Vấn đề tưới nước là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây cảnh trồng trong chậu
Vấn đề tưới nước là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây cảnh trồng trong chậu

Chậu trồng

Chậu cũng là yếu tố ảnh hưởng nhất định đến sự sống của cây trồng. Các chuyên gia làm vườn khuyên nên dùng những loại chậu có kích thước và chất liệu phù hợp với cây trồng. Điều này là để đảm bảo đến sự sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho cây.

Ánh sáng

Cây trồng chậu có thể là cây cảnh, cây hoa, rau củ… Nhưng nhìn chung chúng đều cần ánh sáng để quang hợp. Với những cây cảnh trồng chậu đặt trong nhà thường là cây ưa mát. Tuy nhiên, bạn vẫn nên sử dụng nguồn ánh sáng từ đèn điện để giúp cây phát triển tốt hơn.

Hướng dẫn các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh

Cần có phương pháp và kỹ thuật chăm sóc cây cảnh trong chậu đúng cách. Điều này giúp cây sinh trưởng bền vững, cành lá xanh tốt, hoa nở đẹp…

Kỹ thuật làm đất trồng cây, rau, hoa đơn giản

Đất là nguồn sống của cây cảnh trong chậu, là nơi chứa đựng nguồn dinh dưỡng thiết yếu để cây sinh trưởng và phát triển. Đặc biệt, bộ rễ của cây trồng chỉ phát triển trong một không gian được giới hạn sẽ cần nguồn dinh dưỡng cao hơn.

Đó chính là lý do người làm vườn cần chủ động nắm bắt kỹ thuật làm đất và xử lý đất trước khi trồng chúng vào chậu.

Quy trình làm đất trồng cây, rau, hoa đơn giản bao gồm các bước sau:

Bước 1: Đất trồng cần có độ ẩm nhất định, giàu dinh dưỡng, độ pH phù hợp với loại cây trồng và phải tơi xốp. Bạn nên chuẩn bị những nguyên liệu để trộn đất như: Đất, giá thể (xơ dừa, trấu, tro, mùn…), phân bón (phân chuồng hoai, phân hữu cơ).

Kỹ thuật làm đất trồng cây, rau, hoa đơn giản
Kỹ thuật làm đất trồng cây, rau, hoa đơn giản

Đất trước khi trộn cần đảm bảo đã được xử lý sạch sẽ. Nên loại bỏ triệt để mầm bệnh trong đất bằng cách phơi chúng dưới ánh sáng mặt trời. Sau một thời gian bạn cần thay đất cho cây, nếu chưa biết cách bạn hãy truy cập bài viết từ A-Z cách thay đất cho cây trong chậu đơn giản.

Bước 2: Tỷ lệ trộn đất tùy thuộc vào từng loại cây. Bạn có thể tham khảo công thức trộn đất cơ bản với tỷ lệ 1:1 (đất), 1:6 (xơ dừa), 1:6 (trấu), 1:6 (tro). Hãy sử dụng dụng cụ xẻng, bay… kết hợp với tay để trộn thật đều các nguyên liệu này.

Bước 3: Trồng cây bằng cách đặt cây vào trung tâm chậu, cho đất đã trộn quanh gốc cây và lấy tay nén chặt. Mặt đất cách mép chậu 1cm đối với chậu <13cm, cách 2.5cm đối với chậu từ 20 – 23cm, cách 3.5cm đối với chậu từ 24 – 30cm.

Chăm sóc cây cảnh trong chậu luôn xanh tốt

Để cây cảnh trong chậu luôn xanh tốt và cho hoa đẹp quanh năm, bạn nên áp dụng kỹ thuật chăm sóc cây cảnh trong chậu sau đây:

Kỹ thuật bón phân cho cây cảnh trong chậu

Cần xác định thời gian, thời kỳ và lượng phân khi bón phân cho từng loại cây cảnh. Bạn có thể bón vào đất hoặc có thể sử dụng bình phun để tưới phân lên toàn bộ cây và lá. Với những cây cảnh trồng chậu thì nên áp dụng phương pháp bón phân kết hợp với nước tưới là tốt nhất.

Để xác định lưu lượng phân cần thiết cho cây, cần xem xét giai đoạn phát triển, nhu cầu của cây, loại phân bón sử dụng, mùa vụ bón, khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ cây, kích thước chậu, khối lượng đất…

Là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, việc bón phân cần đảm bảo đúng cách và đúng kỹ thuật. Phân được bón đủ liều lượng giúp cây sinh trưởng ổn định và đặc biệt là duy trì được dáng cây đẹp. Dưới đây là liều lượng của một số loại phân phổ biến:

  • Phân DAP, NPK, Ure, Dynamic, phân bò, phân gà, phân dơi hoai… cần xem xét kích thước chậu để bón cho phù hợp. Chẳng hạn như bón từ 3 – 5g/lần đối với chậu cây nhỏ, từ 5 – 10g/lần đối với chậu lớn.
  • Phân cá, phân Atonik, phân MK, Vitamin B1, KNO3… thì kết hợp với thuốc bảo vệ thực vật nhằm cung cấp khoáng chất và vi lượng cho cây. Giúp tăng đề kháng cho cây để chống lại sâu bệnh và điều kiện khắc nghiệt của thời tiết.
  • Rong biển, Atonik, phân K-humat, vitamin B1 thì nên pha loãng với nước, phun hai lần/ngày với liều lượng như hướng dẫn trên bao bì.

Lưu ý, cần tưới nước nhiều khi bón phân gốc. Đối với hình thức bón phân lá thì nên đợi cho toàn bộ lá khô hẳn. Thời gian bón phân định kỳ cho cây trồng chậu tốt nhất là nửa tháng/lần. Bón nhiều lần hơn với những cây còn non, bón ít hơn với cây đã có tuổi. Thời điểm bón phân tốt nhất là đầu hoặc gần cuối mùa mưa.

Tưới nước

Nước tưới cho cây cảnh trong chậu cần đảm bảo sạch, tốt hơn nếu đã qua xử lý. Bạn cũng cần biết rõ nhu cầu nước của từng loại cây để bổ sung hợp lý.

Chăm sóc cây cảnh trong chậu luôn xanh tốt bằng cách tưới nước đúng cách
Chăm sóc cây cảnh trong chậu luôn xanh tốt bằng cách tưới nước đúng cách

Tưới nước phải đồng đều từ mặt chậu cho đến đáy chậu, cấp ẩm cho bộ rễ cây nhằm gia tăng sự hấp thụ dinh dưỡng cho cây. Trong kỹ thuật chăm sóc cây cảnh trong chậu, tuyệt đối không nên để cây bị khô hạn lâu ngày hay tưới nước quá nhiều dẫn đến thối rễ và ngập úng.

Thời điểm tưới nước tốt nhất là từ 7 – 8h (buổi sáng) và từ 16 – 17h (buổi chiều). Tránh tưới cây vào buổi tối, bởi việc hoa và lá đọng nước sẽ tạo điều kiện tốt cho những mầm bệnh phát triển. Có thể sử dụng vòi sen, máy phun áp lực… để tạo những hạt nước nhỏ trong khi tưới cây.

Kỹ thuật cắt tỉa

Kỹ thuật cắt tỉa cũng là một trong những kỹ thuật chăm sóc cây cảnh trong chậu cần được quan tâm.

Với cây cảnh trồng chậu dù là cây lá hay cây hoa cũng cần cắt tỉa thường xuyên để cây nhanh ra lá non và kích thích mọc nhánh mới. Giúp cây ra hoa đẹp và lá xanh tốt hơn. Có thể cắt tỉa từ 2 – 3 tháng/lần kết hợp bón phân sau khi cắt tỉa để bổ sung dinh dưỡng cho cây nuôi lá và nhánh mới.

Phòng sâu bệnh cho cây cảnh trồng chậu

Bón phân kết hợp với thuốc bảo vệ thực vật sẽ giúp hạn chế sâu bệnh cho cây cảnh. Bạn nên phun một đợt thuốc kháng sinh với phân bón lá để cây sinh trưởng tốt hơn trong môi trường mới, hạn chế việc tấn công từ sâu bệnh.

Những cây cảnh trồng trong chậu thường gặp phải các loại sâu bệnh như mọt trắng, nấm ruồi, xuất hiện nhiều sâu xanh to và bọ cánh cứng… Vì vậy, cần phát hiện và xác định loại sâu bệnh cây đang mắc phải để tìm biện pháp khắc phục kịp thời.

Có thể tham khảo một số loại thuốc kháng sinh dùng lần đầu như vitamin B1, 20.20.20, Kasumin, Valivithaco… Bón dưới dạng tưới hoặc phun nước cho đều đặn khắp tán lá và gốc cây. Phun tiếp tục sau 10 ngày kế tiếp. Thường xuyên quan sát để bắt những côn trùng hay ốc sên nhỏ cắn lá và rễ cây.

Biện pháp phục hồi cây bị khô héo

Phải kịp thời áp dụng kỹ thuật chăm sóc cây cảnh trong chậu đặc biệt khi phát hiện cây bị vàng lá, héo, rụng lá… để cây nhanh hồi phục. Tốt nhất, tránh để cây tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

Điều này làm tăng nhiệt cho cây, ảnh hưởng đến lượng nước duy trì trong cây và sự xanh tốt của cây hiện tại. Quá trình chăm sóc cây khô héo cần diễn ra ở một khu vực mát mẻ, thoáng đãng, tránh nắng và tránh gió.

Bạn cũng nên tác động vào đất trồng ở giai đoạn đầu cây sinh trưởng. Lúc này những chức năng và kết cấu của cây đang ở trạng thái tĩnh.

Việc động vào đất dễ làm cho hệ thống rễ cây bị tổn thương. Ở thời điểm này chỉ nên tỉa và cắt những nhánh cành khô, lá héo, bổ sung nước đầy đủ. Kết hợp hòa tan các loại phân đạm, phân lân vào nước để tưới cho cây.

Sau khi quan sát thấy tình trạng của cây đã tương đối hồi phục thì có thể thay đất trồng cây. Bạn có thể sử dụng đất đồi, đất mục, đất phù sa, đất vi sinh để bón lót trong đất trước khi trồng cây vào trong chậu.

Tìm cách phục hồi cây bị khô héo giúp cách luôn xanh tươi
Tìm cách phục hồi cây bị khô héo giúp cách luôn xanh tươi

Không giống với những cây trồng trên đất vườn có cơ hội hấp thụ các dưỡng chất tự nhiên sẵn có. Cây trồng trong chậu cần một chế độ chăm sóc kỹ càng để mang lại sức sinh trưởng và phát triển ổn định hơn. Hy vọng với chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc cây cảnh trong chậu của Vườn Nhà Ta sẽ thực sự hữu ích cho bạn.

Bài viết liên quan: [10+] Cây ăn quả trồng chậu thích hợp vườn nhà phố

Ban biên tập: Vườn Nhà Ta

5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ ngay!

Facebook
Pinterest
Twitter
Reddit
guest
0 Bình luận
Phản hồi
Xem tất cả các bình luận