Bí quyết trồng chanh trong chậu cho trái căng mọng nước

Bí quyết trồng chanh trong chậu cho trái căng mọng nước

Chanh là giống cây dễ trồng. Chậu chanh trong nhà không chỉ cho trái quanh năm, mà còn có tác dụng làm cảnh. Hãy cùng theo chân Vườn Nhà Ta tìm hiểu bí quyết trồng chanh trong chậu cho sai trái và xanh tốt quanh năm nhé!

Tổng quan về cây chanh

Chanh có thể được trồng lấy sản lượng lớn ở nhà vườn, hoặc trồng đơn lẻ trong chậu với những gia đình có diện tích hạn chế.

Trước khi xác định kỹ thuật trồng chanh trong chậu tại nhà, hãy cùng điểm qua một số thông tin thú vị sau:

Tổng quan về cây chanh

Các giống chanh phổ biến

Hiện nay, có rất nhiều giống chanh khác nhau đang được cung cấp trên thị trường. Dưới đây là một số giống chanh rất phù hợp để trồng trong chậu như:

  • Chanh ta: Đây là giống chanh thường gặp nhất hiện nay. Chanh ta là cây thân bụi, có nhiều gai nhọn ở thân, nhiều cành và nhánh sum suê. Chanh ta cho quả vừa, hơi nhám và rất chua.
  • Chanh tây: Giống chanh tây cho quả màu vàng rất bắt mắt. Quả chanh tây hình bầu dục, có hai núm ở đầu.
  • Chanh không hạt: Chanh không hạt thường có kích thước lớn hơn chanh ta, vỏ mỏng nhưng cứng cáp hơn. Thân không gai, quả thường mọc thành chùm, bên trong không hạt.
  • Chanh giấy: Chanh giấy là giống chanh được ưa chuộng nhất hiện nay. Bởi cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, quả tròn, mọng nước, rất sai và không kén đất. Chanh giấy không chỉ có quả vỏ mỏng mà còn không hạt.
  • Chanh đào: Giống chanh đào đặc biệt bởi có phần ruột màu hồng đào. Vỏ chanh khá mỏng, nhiều tinh dầu, bên trong ruột cực kỳ thơm.
  • Chanh thái: Loại chanh này thường được trồng lấy lá để điều chế gia vị, mỹ phẩm hoặc hương liệu.

Mỗi giống chanh thường có ưu và nhược điểm riêng. Hãy xác định giống chanh mà bạn yêu thích trước khi đi vào công đoạn trồng chanh trong chậu nhé!

Xem thêm: Áp dụng ngay 10 cách trồng giá nhanh nhất, đơn giản nhất

Trồng cây chanh trong nhà có tốt không?

  • Chanh chứa nhiều khoáng chất, đặc biệt là vitamin C giúp làm gia vị chua trong mỗi món ăn thường ngày.
  • Chanh là loại quả dễ chế biến thành nhiều món bổ dưỡng như nước ép giải khát, nước cốt làm món ăn…
  • Chanh cũng là một nguyên liệu đặc biệt có công dụng làm đẹp hiệu quả (tẩy da chết, điều trị da nhờn, giúp sạch gàu…).
  • Chanh hỗ trợ làm sạch các mảng bám, khử mùi, diệt khuẩn…

Trồng chanh trong nhà có tốt không?

  • Tinh dầu có trong vỏ chanh có thể chữa được một số bệnh về đường hô hấp.
  • Trồng chanh trong chậu tại nhà giúp bạn tiết kiệm kinh phí khi mua chanh bên ngoài. Đảm bảo chất lượng an toàn của quả chanh khi sử dụng.
  • Trồng cây chanh trước nhà có tác dụng làm cảnh trang trí. Đặc biệt là những giống chanh tứ quý, chanh vàng…
  • Cây chanh phong thủy tốt, quả chanh căng mọng tượng trưng cho tài lộc, thịnh vượng và phú quý. Do đó, có thể trồng chanh trong chậu đặt trước cổng nhà hoặc sân vườn.

Hướng dẫn trồng chanh trong chậu chi tiết

Ngày nay, cây chanh trở thành một giống cây được ưa chuộng. Bởi trồng chanh vừa có tác dụng lấy trái, vừa có tác dụng làm cảnh. Vậy làm thế nào để trồng một cây chanh trong chậu?

Hướng dẫn trồng chanh trong chậu

Thời vụ trồng chanh thích hợp

Trồng chanh trong chậu là một lựa chọn hợp lý cho những gia đình không có diện tích sân vườn rộng. Để cây chanh nhanh đơm hoa kết trái và ít sâu bệnh, bạn cần quan tâm đến thời vụ trồng.

Mặc dù cây chanh có thể trồng quanh năm, song lý tưởng nhất vẫn là vào thời điểm tháng 2 – tháng 3, tháng 7 – tháng 8 và tháng 10.

Chuẩn bị chậu trồng

Trồng chanh trong chậu làm từ chất liệu đất nung là tốt nhất. Với chất liệu này, chậu sẽ có khả năng thoát nước và độ xốp cao hơn chậu nhựa.

Lựa chọn chậu to và rộng hơn khoảng 25% so với bộ rễ của cây giống. Vì chanh trồng chậu có thể phát triển khá nhanh, nên thay chậu định kỳ 2 năm/lần. Chậu mới nên là chậu có kích thước lớn hơn chậu cũ một chút nhé.

Xử lý đất trồng chanh

Đa phần các giống chanh thường không kén đất. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng trồng chanh ở đất thịt nhiều mùn và dinh dưỡng là tốt nhất.

Xử lý đất trồng chanh

Đất trồng chanh phải tơi xốp, có độ pH trung bình từ 5.5 – 7, thoát nước dễ dàng. Có thể trộn thêm giá thể và những loại phân chuồng đã hoai, phân trùn quế… trước khi trồng.

Chọn cây giống

Trên thực tế, người ta rất hiếm khi trồng chanh trong chậu bằng hạt. Bởi, hạt giống sẽ cần một thời gian khá lâu (từ 4 – 5 năm) để có thể sinh trưởng thành cây trưởng thành và cho quả.

Do vậy, bạn có thể mua cây chanh giống ở các cơ sở vườn ươm để gieo trồng trong chậu là hợp lý nhất. Cây chanh giống từ lúc trồng cho đến lúc thu hoạch đôi khi chỉ cần 6 – 8 tháng.

Những giống chanh trồng chậu được ưa chuộng nhất là chanh giấy, chanh tứ quý (chanh không hạt), chanh đào…

Các bước trồng chanh trong chậu

Sau khi đã chuẩn bị các công đoạn từ chọn chậu trồng, xử lý đất trồng cho đến mùa cây giống. Hãy thực hiện theo các bước sau để trồng cây chanh tại nhà nhé:

  • Bước 1: Trước tiên, cho một lớp sỏi lót ở dưới đáy chậu. Lớp sỏi này là để giúp cây chanh thoát nước tối đa, vì cây rất sợ úng nước.
  • Bước 2: Cho tiếp một lớp đất mỏng lên trên lớp sỏi. Sau đó, cho cây giống vào bên trong chậu, bao gồm cả bầu đất khi mua về. Lưu ý, di chuyển cây giống vào chậu một cách thật nhẹ nhàng. Cố định dáng cây chanh cho thẳng đứng.
  • Bước 3: Lấp đất xung quanh bầu cây giống, lấp hết phần bầu đất, làm sao để mặt đất cách miệng chậu khoảng 5 – 7cm là được.
  • Bước 4: Nén đất chặt quanh gốc cây giống. Dùng nước vo gạo hoặc nước sạch tưới cho cây chanh. Tưới đẫm nước nhưng tưới nhẹ nhàng, đủ lâu để đất ẩm.

Bí quyết chăm sóc cây chanh trong chậu nhanh ra trái

Sau khi trồng cây chanh trong chậu, để cây sinh trưởng tốt và nhanh ra hoa, kết trái thì cần chăm sóc chúng một cách toàn diện.

Bí quyết chăm sóc cây chanh trong chậu nhanh ra trái

Ánh sáng

Những cây thuộc họ cam quýt đều là cây ưa nắng, bao gồm cả cây chanh. Do vậy, bạn cần đảm bảo lượng ánh sáng phù hợp và đầy đủ cho cây mỗi ngày. Nhu cầu ánh sáng của cây chanh trồng chậu tối thiểu từ 7 – 8 tiếng/ngày.

Hãy đặt chậu chanh ở hướng Tây hoặc hướng Đông Nam. Đây là những hướng có nhiều năng lượng ánh sáng tự nhiên nhất để cây chanh dễ dàng hấp thụ và quang hợp.

Nhiệt độ

Cây chanh thường được trồng ngoài trời. Thế nhưng, chúng không chịu được lạnh, thường gặp phải một số bệnh khi nhiệt độ xuống thấp.

Nói như vậy không có nghĩa là những khu vực có thời tiết lạnh như Bắc Trung Bộ hay Bắc Bộ sẽ không trồng được cây chanh. Vào những ngày lạnh, gió to, bạn nên có biện pháp che chắn cho cây chanh để cây sinh trưởng ổn định.

Lượng nước

Nhu cầu nước của cây chanh ở mức vừa phải. Do đó, tưới nhiều nước hay quá ít nước đều ảnh hưởng đến sự phát triển thông thường của cây. Chẳng hạn như trái nhanh rụng, hoa và lá héo…

Tránh để cây chanh bị hạn quá lâu, khi đó muối xuất hiện trong đất sẽ không tốt cho bộ rễ của chúng. Giữ cho đất trồng chanh luôn ẩm bằng cách tưới nước khi quan sát thấy lớp đất đã khô hẳn.

Lượng nước cho cây

Vào những ngày thời tiết oi bức và nền nhiệt cao hơn, hãy chú ý tưới nước cho chậu chanh thường xuyên với lượng nước tăng lên so với thông thường nhé.

Dinh dưỡng

Để cây chanh xanh tốt quanh năm và nhanh ra trái, ra hoa. Bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho cây. Cây chanh cần dinh dưỡng nhiều để lá phát triển và sản xuất quả to, mọng nước.

Có thể dùng phân bón NPK 12-6-6 để bón cho cây chanh hoặc những loại phân chuyên dụng khác. Những loại phân chứa nhiều vi lượng như kẽm, mangan, sắt sẽ cực kỳ tốt cho cây chanh trong mùa nở hoa và kết trái.

Tỉa rễ và cành

Để cây phát triển tốt, công đoạn tỉa cành là hết sức quan trọng. Nên tỉa cành khi bắt đầu một mùa phát triển mới. Chỉ nên tỉa những cành đã chết hoặc sâu bệnh. Bởi cây chanh có thể duy trì dinh dưỡng trong lá.

Do vậy, việc tỉa cành một cách vô tội vạ khiến chúng mất dinh dưỡng, ra quả còi cọc và nhanh rụng.

Ngoài ra, bạn hãy quan sát những nhánh cây lạ mọc từ thân cây chanh ra. Đây là những nhánh hút dinh dưỡng của cây, cần loại bỏ nhanh.

Tỉa rễ được thực hiện trong thời điểm bạn thay chậu cho cây chanh. Tỉa rễ cũng là một biện pháp giúp chanh nhanh ra hoa và kết quả.

Sâu bệnh hại cây chanh

Là loài cây có miễn dịch cao, đề kháng mạnh. Thế nhưng, cây chanh trồng trong chậu vẫn có thể gặp những vấn đề liên quan đến sâu bệnh.

Các bệnh hại chanh phổ biến khá phức tạp như sâu vẽ bùa, sâu đục thân, nhện trắng, nhện đỏ, nhện vàng, rệp sáp, bệnh ghẻ nhám, bệnh đốm mắt cua, bệnh thối rễ, bệnh vàng lá, bệnh nứt thân…

Sâu bệnh hại cây chanh

Do vậy, hãy thường xuyên quan sát tình trạng của cây chanh trong chậu để có biện pháp xử lý kịp thời. Tránh làm bệnh lây lan nhé.

Thay chậu cho cây chanh

Trong một khoảng thời gian dài sau khi trồng, cây chanh dường như sẽ lớn hơn so với kích cỡ của chiếc chậu ban đầu.

Lúc này, bạn nên thay chậu cho cây chanh trước thời điểm cây bén rễ, tác động xấu đến năng suất và sản lượng của cây.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn trồng chanh trong chậu thành công. Thường xuyên theo dõi Blog Vườn Nhà Ta để cập nhật thêm nhiều kiến thức cây cảnh, làm vườn nhé!

Mời bạn đọc thêm: Điểm danh tên các loại sâu bệnh hại cây ăn quả cho người làm vườn

Ban biên tập: Vườn Nhà Ta

5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ ngay!

Facebook
Pinterest
Twitter
Reddit
guest
0 Bình luận
Phản hồi
Xem tất cả các bình luận
Nội dung bài viết:

Chủ đề đang HOT

0
Để lại bình luận ngay bạn nhéx