Bí kíp trồng quất trong chậu cho ra quả đúng dịp tết

Bí kíp trồng tắc trong chậu cho trái đẹp và sai trĩu

Hình ảnh những chậu tắc vàng đượm, sum suê đã không còn lạ lẫm mỗi dịp xuân về. Trồng quất trong chậu không đơn thuần, mà cần áp dụng một số kỹ thuật nhất định. Trong bài viết này, hãy cùng Vườn Nhà Ta tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Trồng quất trong chậu – xu hướng hợp mọi thời đại

Từ xa xưa, trong tâm thức của người Việt Nam chúng ta, cây tắc hay cây quất luôn là biểu tượng của sự hòa thuận, bình an và may mắn.

Cũng bởi những giá trị này mà chúng luôn được nâng niu trong mỗi gia đình mỗi dịp Tết cổ truyền. Một hoặc vài chậu tắc vàng góp phần mang lại một không khí ấm áp và giúp các thành viên xích lại gần nhau hơn.

Cây tắc – cây quất có ý nghĩa gì?

Cây tắc có thể trực tiếp xuống đất, nhưng trồng chậu vẫn được ưa chuộng hơn cả. Khi được bày trí trong sân vườn hoặc trong nhà, cây tắc với gam màu xanh mướt giúp tôn tạo nên một không gian vô cùng hiện đại.

Đặc biệt, cây tắc còn mang ý nghĩa rất tốt đẹp trong văn hóa của người phương Đông. Cây sở hữu cành lá rậm rạp, sai quả, quả tắc tròn đầy và mọng nước. Hình tượng đó là biểu trưng cho sự sung túc, ấm no mà ai ai cũng mong cầu.

Cây tắc - cây quất có ý nghĩa gì?

Quả tắc lúc chín đều sẽ vàng đượm, tượng trưng cho sự thịnh vượng, phú quý và may mắn. Xét về mặt phong thủy, loài cây này hội tụ đủ cả 5 hành mà hiếm cây nào có được. Do vậy, chúng có thể làm hài hòa phong thủy cho ngôi nhà, tăng vượng khí, mang lại sức khỏe và tài lộc cho gia đình.

Đặc trưng của cây tắc

Đây là loài thuộc họ cam chanh, thân gỗ. Cây tắc còn được gọi với cái tên cây quất (miền Bắc). Chiều cao trung bình của cây tắc từ khoảng 1 – 5 mét, lá hình elip, nhỏ và xanh đậm.

Trái tắc lúc non thì có màu xanh, lúc chín cho màu vàng rực rỡ. Vị của quả tắc thường khá chua, xen lẫn chút ngọt thanh. Nhờ đó, chúng được ưa chuộng làm gia vị hoặc dùng để pha chế nước uống, làm mứt..

Vitamin C trong quả tắc giúp tăng đề kháng, tinh dầu từ vỏ tắc hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp cực kỳ hiệu quả.

Các thành phần cần có khi trồng tắc trong chậu

Trồng tắc trong chậu không quá phức tạp. Tuy nhiên, vẫn cần am hiểu một chút kỹ thuật nhất định. Đặc biệt, cần chú trọng ngay ở khâu chuẩn bị các thành phần. Dưới đây là những thứ bạn cần chuẩn bị khi trồng tắc trong chậu.

Chậu trồng

Trồng tắc trong chậu nên ưu tiên những loại chậu làm từ chất liệu sứ, sành hoặc các loại nhựa cao cấp như nhựa Composite hay nhựa ABS…

Chậu trồng cây tắc

Chậu trồng tắc phải có độ rộng và sâu vừa đủ. Nên mua những loại chậu có kích thước lớn hơn 25% so với tổng thể bộ rễ của cây tắc bạn muốn trồng.

Lựa chọn những loại chậu có khả năng thoát hơi nước tốt. Điều này giúp nước thoát nhanh hơn, cây không bị úng rễ dẫn đến chết.

Trong quá trình trồng tắc, bạn cũng nên thay chậu định kỳ khoảng 2 năm/lần. Chiếc chậu thay thế tiếp theo cũng cần phù hợp với cây đang sinh trưởng ở thời điểm thay chậu. Thay chậu nên tiến hành ở cuối mùa đông là lý tưởng nhất.

Đất trồng

Đất trồng tắc trong chậu chọn loại đất pha cát, đất sét hoặc đất vườn nhiều dinh dưỡng và độ ẩm cao. Đảm bảo đất trồng có khoảng pH từ 5 – 6 là tốt nhất.

Cây tắc trên thực tế không kén đất. Tuy nhiên, chúng sẽ sinh trưởng ổn định hơn ở loại đất thịt nhiều mùn, tơi xốp và có bón lót. Khi đào hố trong chậu để trồng tắc, bạn nên bón phân vi sinh khoảng 1 – 2kg hoặc phân chuồng khoảng 3 – 5kg vào đất.

Giống tắc

Có thể trồng tắc trong chậu bằng hạt giống. Tuy nhiên, trồng cây quất bằng hạt thường sẽ cho thu hoạch rất muộn. Vì vậy, lời khuyên là bạn nên mua những cây giống bán sẵn ở các địa chỉ cung cấp cây cảnh. Chọn những cây giống chắc khỏe, không có sâu bệnh là được.

Giống tắc

Kỹ thuật trồng tắc trong chậu cơ bản

Khi đã chuẩn bị xong xuôi những thành phần liệt kê ở trên. Bạn có thể bắt tay ngay vào việc trồng tắc trong chậu bằng quy trình như sau:

Bước 1: Đưa cây tắc vào lòng chậu một cách thật cẩn thận. Đặt cây ngay ngắn theo hướng thẳng đứng, không xiêu vẹo.

Bước 2: Cho đất vào chậu, đồng thời lấp kín đất đều xung quanh gốc của cây. Lưu ý, lấp đất hết bộ rễ của cây, nén chặt tay để cố định cây vững vàng.

Bước 3: Đặt chậu tắc vừa trồng ở vị trí đã xác định trước đó. Ưu tiên những vị trí có ánh sáng tự nhiên vừa phải.

Bước 4: Sử dụng nước sạch để tưới cho cây sau khi trồng. Tuy nhiên, không nên tưới đẫm nước mà chỉ tưới vừa đủ ẩm đất là được. Đồng thời, sử dụng bình phun để tưới lên thân, cành và lá của cây tắc.

Bước 5: Sau 1 tuần trồng cây tắc trong chậu, nên bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân để thúc đẩy quá trình mọc rễ và ra lá của cây.

Bước 6: Thường xuyên quan sát tốc độ sinh trưởng của cây để tiến hành cắt tỉa các nhánh, cành và lá. Loại bỏ sâu bệnh và những lá vàng héo.

Như vậy, chỉ với 6 bước cực kỳ nhanh gọn, bạn đã có thể tự tay trồng cây tắc yêu thích vào chậu. Cây tắc trồng chậu có thể bày trí ở sân vườn lẫn trong nhà đều đẹp.

Bí quyết chăm sóc cây tắc trong chậu để trái sai và đẹp

Như vậy, chỉ cần thực hiện các bước trên là bạn đã tự tay trồng cây tắc trong chậu khá dễ dàng. Song, để cây thực sự phát triển ổn định sau đó, phải cần đến các kỹ thuật chăm sóc kỹ càng.

Bón phân

Bón phân cho cây tắc trồng chậu là một nhiệm vụ quan trọng. Định kỳ 1 tháng nên bón cho cây một lần, đặc biệt là vào giai đoạn cây phát triển lá, nhánh, hoa và quả. Nếu được bón đều đặn, cây tắc sẽ cho quả mọng nước và to hơn.

Tưới nước

Với cây tắc mới trồng, nên lưu tâm đến lượng nước tưới bởi ít quá hay nhiều quá đều không tốt. Nếu tưới quá nhiều sẽ dẫn đến ngập úng. Nếu tưới quá ít, tỷ lệ muối trong đất tăng cao và gây hại cho bộ rễ. Vì vậy, nên cân bằng lượng nước để cây sinh trưởng bình thường.

chăm sóc cây tắc

Tạo tán và cắt tỉa

Cây tắc trồng trong chậu không chỉ để lấy trái, mà còn làm cảnh để trang trí cho ngôi nhà. Do đó, việc cắt tỉa và tạo tán cũng là công đoạn cần được thực hiện thường xuyên.

Mỗi năm, nên điều chỉnh tán cho cây từ 3 – 4 lần. Điều này là nhằm cho tán cây phát triển đều đặn, theo đúng thế ban đầu. Đồng thời, nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để ngừa sâu bệnh hại sau khi sửa tán.

Kỹ thuật xử lý cây tắc để cho trái chín dịp Tết

Cây tắc cho trái quanh năm, do đó có thể điều chỉnh để cây cho trái chín vào đúng dịp Xuân về. Bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm sau đây:

Thường xuyên thăm cây vào khoảng tháng 6 đến tháng 7 âm lịch. Nếu thấy cây nào có nhiều trái, trái to đều và đẹp thì tiến hành bứng cây đó lên. Tiếp đến, bạn cho cây phơi nắng với cường độ nhẹ khoảng 10 ngày.

Kỹ thuật xử lý cây tắc để cho trái chín dịp Tết

Sau thời gian này, hãy cắt tỉa những lá và cành của cây, vặt hết các trái có trên cây rồi đem cây trồng lại. Lưu ý, không nên tưới nước quá nhiều với giai đoạn này.

Khoảng cuối tháng 8 âm lịch, cây sẽ chuẩn bị một đợt ra hoa và kết trái mới. Bạn cần bổ sung đầy đủ nước, dinh dưỡng cho cây để cây sai trái, xanh tốt và đảm bảo sẽ chín đúng dịp Tết về.

Khi trồng cây tắc trong chậu, cây có thể rụng trái hoặc hoa. Do đó, chỉ nên duy trì một lượng hoa vừa phải để tập trung dinh dưỡng cho cây phát triển. Khi hoa đã kết trái, dùng phân tổng hợp 3% hoặc nước giải 0.3 – 0.4% để phun lên quả, tránh quả rụng.

Trồng cây tắc trong chậu thực tế không quá khó. Nhưng với người chưa có kinh nghiệm và hiểu biết về loại cây này có thể sẽ khá khó khăn. Với những thông tin trên, Vườn Nhà Ta hy vọng bạn sẽ sớm trồng được loại cây cảnh đẹp này trong ngôi nhà của mình.

Ban biên tập: Vườn Nhà Ta

5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ ngay!

Share on facebook
Facebook
Share on pinterest
Pinterest
Share on twitter
Twitter
Share on reddit
Reddit
guest
0 Bình luận
Phản hồi
Xem tất cả các bình luận
0
Để lại bình luận ngay bạn nhéx